Với ngành nghề bảo mẫu được biết chính là một trong những nghề trong giáo dục, chăm sóc trẻ nhỏ. Công việc bảo mẫu này thường là nữ giới chăm sóc trẻ nhỏ trong các trường mầm non hoặc là bảo mẫu được thuê riêng về nhà để chăm sóc con cái cho gia đình nào đó.
Do nhiều gia đình bận công việc không có thời gian chăm sóc con cái sẽ thuê bảo mẫu đến nhà chăm sóc con cái của họ. Đây là công việc rất khó khăn đòi hỏi người làm bảo mẫu phải siêng năng, ân cần chăm sóc từng ly từng tí một cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên về thu nhập của công việc này lại thấp so với mặt bằng chung. Với hiện nay thì cái tên” bảo mẫu” đang còn khá mới mẻ và là nghề khá vất vả?
Vậy bảo mẫu cần làm các công việc gì? Làm sao để có được chứng chỉ bảo mẫu và học bảo mẫu thì cần học các nghiệp vụ chuyên môn nào? Ngay sau đây hãy cùng theo dõi các vấn đề, kiến thức trong ngành bảo mẫu nhé bạn.
I/ Chứng Chỉ Bảo Mẫu Là Gì?
Bạn có biết rằng chứng chỉ bảo mẫu chính là một trong những chứng chỉ được cấp riêng cho các học viên khi tham gia khóa học đào tạo ở trình độ sơ cấp chỉ vỏn vẹn 3 tháng thôi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với chứng chỉ bảo mẫu có giá trị sử dụng trên toàn quốc và muốn trở thành bảo mẫu thì nhất định phải có chứng chỉ bảo mẫu.
Hiện nay thì nhu cầu thi lấy chứng chỉ bảo mẫu ngày một nhiều hơn. Chính vì thế mà số lượng các cơ sở, trường đào tạo chứng chỉ cũng thành lập ra nhiều hơn, nhưng điều bạn cần làm bao giờ đó chính là tìm đến các đơn vị cung cấp chứng chỉ uy tín, chất lượng.
>> Tham khảo thêm: Đào tạo trung cấp mầm non, chứng chỉ bảo mẫu uy tín tại Trung Cấp Phương Nam
Các kỹ năng cần có trong bảo mẫu
Tuy nhiên, để hoàn thành nghĩa vụ của một bảo mẫu thì cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng cơ bản. Trong đó, các kỹ năng bao gồm:
-
- Rèn luyện thành thục kỹ năng vệ sinh cho trẻ nhỏ đúng cách
- Các kỹ năng chuẩn bị cho trẻ ăn và đúng giờ
- Thực hiện các công việc cho trẻ trong giờ ăn, giấc ngủ
- Làm kèm các công việc khác như giặt chăn mền, quần áo, khăn, rửa bát chén, đồ chơi của trẻ
- Quan trọng hơn là kết hợp với giáo viên trong cách chăm và dạy trẻ
>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng đảo bảo cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
>> Tham khảo thêm: Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
II/ Các Công Việc Của Bảo Mẫu
Công việc của bảo mẫu là gì?
Nói về công việc bảo mẫu là gì? Thì đó chính là công việc bắt đầu từ 6h30 -> 17h30 mỗi ngày đều có mặt tại trường.
Sáng sớm thì bảo mẫu có mặt ở trường để dọn dẹp bàn ghế, vệ sinh thật sạch sẽ trước khi học sinh vào trong lớp thì bảo mẫu tiếp tục công việc giặt giữ khăn tắm, vỏ gối, chuẩn bị bàn cho trẻ ăn.
Vào bữa trưa chính là bữa quan trọng nhất, vậy nên khi đó bảo mẫu rất bận rộn và đợi cho đến khi các bé ăn xong thì sẽ giúp các bé đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị để nghỉ trưa cho kịp giờ.
Tranh thủ trong lúc trẻ đang ngủ thì bảo mẫu sẽ tranh thủ ăn trưa và nghỉ ngơi, đến khi trẻ dậy thì bảo mẫu giúp dọn dẹp giường và rửa mặt. Rồi bảo mẫu sẽ chải đầu, điều chỉnh lại quần áo cho các bé để các bé chuẩn bị học bài.
Công việc tiếp theo sẽ là quét dọn lại lớp học sạch sẽ, kết thúc một ngày làm việc vất vả.
Công việc chính cần làm của các bảo mẫu mầm non là gì?
Như những gì mà chúng tôi nói ở trên thì đó chính là những công việc của bảo mẫu thường làm. Tuy nhiên, những người làm ở vị trí này hầu như khá vất vả bởi do vác em còn quá nhỏ nên rất cần bảo mẫu làm các công việc từ A -> Z chẳng hạn như cho trẻ ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, giặt giũ.
Có thể khẳng định rằng đây chính là công việc vô cùng vất vả đòi hỏi người làm bảo mẫu phải yêu nghề thì mới làm tốt được công việc bảo mẫu này.
Nếu làm việc tại thành phố lớn thì đây chính là công việc mà rất nhiều hộ gia đình có con nhỏ cần đến.
>> Tham khảo thêm: Cách tính khẩu phần ăn các buổi trong ngày hợp lý cho trẻ mầm non
III/ Mức lương bảo mẫu nhận được là bao nhiêu?
Về mức lương của bảo mẫu so với hiện nay thì khá thấp do các hiệu trưởng các trường đều nhận thấy rằng các bảo mẫu hiện nay vẫn chưa thực sự gắn bó với nghề một phần do mức lương cũng thấp, mà tương lai phát triển nghề nghiệp dễ bị eo hẹp vì thường là các lao động đến từ các tỉnh và thành phổ kiếm công việc tạm thời trước khi kiếm một công việc khác cao hơn.
Bình thường với mức lương của bảo mẫu thường chỉ dao động ở mức từ 550.000đ -> 700.000đ/ tháng và được trả lương theo kinh nghiệm nghề nghiệp. Với mức lương này thì hoàn toàn không đủ chi tiêu, không đủ sống. Nhất là những trường bán trú và có nhiều học sinh, gia đình khá giả thì mức lương nhận được chỉ cao hơn một chút ở mức 1.000.000đ -> 1.500.000đ/ tháng.
Với nhu cầu học sinh ở bán trú hiện nay và học sinh ngày một gia tăng thì cần một lượng nhân lực lớn, với tình trạng hiện nay thì sẽ rất ít người tham gia công việc này. Vậy làm sao để bảo mẫu yên tâm gắn bó với công việc trong thời gian dài lâu.
IV/ Các nghiệp vụ cần học trong khi làm bảo mẫu
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ mầm non
-
- Nhằm rèn luyện các kiến thức, đặc điểm phát triển đối với cơ thể như hệ thống tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa,… Đây chính là phương pháp duy trì hệ thống, các cơ quan của cơ thể.
- Khi học được phương pháp này, bảo mẫu sẽ học được một số phương pháp phòng ngừa cho trẻ một số bệnh như tiếp nhận dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa bệnh.
- Cung cấp cho bản thân các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, phòng chống ngộ độc ở trẻ, đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Rèn luyện cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh sạch sẽ nơi các em sinh hoạt và ăn ở.
Nắm bắt tâm lý và giáo dục trẻ nhỏ
-
- Bổ sung các kiến thức đồng thời phân tích các đặc điểm cũng như tâm lý của trẻ nhỏ qua từng giai đoạn.
- Rèn luyện các nội dung và các phương pháp trong chăm sóc, giáo dục cho trẻ nhỏ trong nhà trẻ
- Nhằm nâng cao chất lượng và nghiệp vụ bảo mẫu
Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
-
- Cung cấp các kiến thức cơ bản cho các chương trình giáo dục mầm non
- Tổ chức một số hoạt động vui chơi phù hợp cho các nhóm tuổi
- Lập kế hoạch riêng và phù hợp cho từng tuần, từng ngày
Quản lý các cơ sở giáo dục
-
- Mang đến các kiến thức, tài liệu trong chăm sóc trẻ nhỏ
- Quản lý cơ sở giáo dục trong cơ cấu tổ chức, các nhiệm vụ, quyền hạn cũng như vai trò quản lý trẻ nhỏ
- Giúp trong việc quản lý trẻ nhỏ, nguồn nhân lực, tài chính và hợp tác với gia đình trong cộng đồng
- Đồng thời quản lý các nhóm và các lớp học.
Thực hành tại các cơ sở giáo dục mầm non
-
- Thực hành các kế hoạch của trường
- Báo cáo công việc chi tiết
V/ Kết luận
Nếu bạn đang có nhu cầu học và thi lấy chứng chỉ bảo mẫu thì hãy liên hệ ngay đến cho chúng tôi bởi:
-
- Là đơn vị liên kết với nhiều trường, trung tâm đào tạo nhằm cung cấp các chứng chỉ bảo mẫu
- Chứng chỉ có giá trị sử dụng trên toàn quốc
- Chứng chỉ 100% là thật được nhà nước cấp phép
- Được giải đáp, tư vấn chi tiết và nhanh chóng
Là một trong những đơn vị luôn tư vấn, giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, nỗ lực mang đến các thông tin, chứng chỉ, khóa đào tạo và tuyển sinh từ trường học và trung tâm đào tạo.
Trên bài viết này sẽ là những thông tin chi tiết có liên quan đến công việc bảo mẫu, lấy chứng chỉ bảo mẫu. Với những thông tin trên mong rằng sẽ mang lại cho bạn sự hiểu biết, các kiến thức bổ sung nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như cách chăm sóc trẻ nhỏ.
Mọi thông tin chi tiết, các kiến thức trong ngành bảo mẫu xin vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
>>Theo dõi diễn đàn tuyển sinh Trung cấp Phương Nam tại :