Vai trò của giao thông vận tải là yếu tố cốt yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Những nơi có nền kinh tế phát triển tốt đều có nền giao thông vận tải tiên tiến. Do đó, ngành học này được đánh giá không bao giờ lỗi mốt, luôn là ngành học được săn đón mọi lúc mọi nơi. Trong ngành Giao thông vận tải cũng có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Cùng chúng tôi hãy cùng tìm hiểu về ngành nghề này, công việc sau khi tốt nghiệp và triển vọng của ngành trong tương lai nhé.
Ngành Giao thông vận tải là ngành gì? Vai trò của chúng ra sao?
Tổng quan về ngành Giao thông vận tải
Giao thông vận tải (GTVT) là một chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt. Thông qua đó, nó trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Cụ thể, GTVT phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải. Ngành giao thông vận tải gồm những ngành nào? 5 loại hình GTVT cơ bản bao gồm:
- Vận tải đường sắt: là hình thức giao thông chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định. Tuyến đường sắt của Việt Nam dài 3.143 km từ Bắc đến Nam.
- Vận tải đường bộ: là hình thức giao thông vận tải phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó linh hoạt trong quá trình vận chuyển cũng như cho phép nhiều loại phương tiện khác nhau tham gia lưu thông. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín hầu hết vùng. Rất nhiều các doanh nghiệp vận chuyển đường bộ lớn như: , Proship, VnPost, ViettlePost,…
- Vận tải đường thủy: là loại hình giao thông qua đường sông nước hay biển. Đặc điểm của loại hình này là có thể vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hóa chất, vận chuyển khí hóa lỏng với khối lượng lớn hơn các loại hình giao thông khác, tuyến đường dài, sang các quốc gia khác. Tuy nhiên tốc độ chúng lại khá chậm và phải phụ thuộc vào thời tiết
- Vận tải hàng không: là loại hình giao thông tốc độ nhanh, dùng để di chuyển giữa các quốc gia nhưng thường để chở hành khách hơn là hàng hóa vì giới hạn khối lượng. Đây cũng là loại hình giao thông phát triển nhanh nhất hiện nay.
- Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời): là loại hình giao thông đặc thù nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của các đơn vị đặc biệt như công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước,…
Xem thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp Tiếng Anh Là Gì? Cách Cải Thiện Hiệu Quả
Vai trò của ngành giao thông vận tải đặc biệt quan trọng
Vai trò của Giao thông vận tải là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Thực tế cho thấy rằng các khu vực có nền kinh tế phát triển thường sở hữu hệ thống Giao thông vận tải hiện đại, tiên tiến. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất, giao thương, kinh tế toàn quốc diễn ra bình thường và liên tục
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân khắp cả nước
- Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân bố dân cư, cân bằng mật độ dân số toàn quốc
- Thúc đẩy các hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng sâu vùng xa
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và trong khu vực
- Thực hiện là cầu nối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực Giao thông vận tải
Ngành Giao thông vận tải phát triển đồng bộ với sự mở rộng của nền Kinh tế trong khu vực. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho lĩnh vực này không ngừng gia tăng từng năm và không hề có dấu hiệu giảm sức hút trên thị trường việc làm.
Các nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn, công ty hay tổ chức không ngần ngại tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút ứng viên phù hợp với vị trí công việc. Việc tuyển dụng trong lĩnh vực này luôn sôi động và đa dạng về các vị trí công việc, phù hợp cả với những sinh viên mới ra trường chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?
Nghề nghiệp triển vọng cho ngành Giao thông vận tải
Học giao thông vận tải ra làm gì? Bạn có thể chọn nhiều chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và công việc mà bạn hướng đến. Đặc điểm chung của những người làm trong GTVT chính là yêu cầu linh hoạt về công việc và có sức khỏe tốt, vì thường xuyên đi công tác, khảo sát ngoài trời. Một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành này có thể kể đến:
- Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: là công việc thuần về kỹ thuật và máy móc. Những người phụ trách công việc này sẽ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, … các loại máy móc khác nhau áp dụng trong ngành GTVT
- Kỹ sư kinh tế giao thông vận tải: là một công việc vừa kết hợp việc kinh doanh vừa đòi hỏi chuyên môn về GTVT. Những người phụ trách công việc này sẽ hoạch định chính sách, suy nghĩ chiến lược, kế hoạch kinh doanh… cho việc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hay tham gia vào các dự án đầu tư về GTVT
- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: là một công việc vừa kết hợp chuyên môn về lĩnh vực xây dựng vừa đòi hỏi chuyên môn về GTVT. Công việc của những người kỹ sư xây dựng công trình giao thông là nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng những công trình giao thông công cộng như đường bộ, đường sắt, tàu điện ngầm, cầu vượt…
- Kỹ sư kỹ thuật: cũng tương tự như kỹ sư cơ khí, tuy nhiên công việc của kỹ sư kỹ thuật có khác một chút. Họ sẽ phụ trách các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực GTVT như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…).
- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: là một công việc vừa kết hợp chuyên môn về quy hoạch kiến trúc vừa đòi hỏi chuyên môn về GTVT. Công việc của họ là nghiên cứu quy hoạch, phát triển và quản lý GTVT trong phạm vi vùng hay quốc gia
- Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: công việc chính của những người này là trực tiếp điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải.
- Kỹ sư kỹ thuật môi trường: họ sẽ chịu trách nhiệm về các tác động đến môi trường do hoạt động GTVT gây nên, từ đó có những đề xuất và kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
Xem thêm: Ngôn Ngữ Trung Học Trường Nào? Học Và Ra Trường làm Gì?
Mức lương trong ngành Giao thông vận tải
Sự liên kết rõ ràng giữa Giao thông vận tải và sự phát triển toàn diện của Kinh tế trong khu vực đã tạo ra nhu cầu cao cho việc làm trong ngành này. Hầu hết các doanh nghiệp, công ty và tổ chức đều cần nhân sự thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải trong tổ chức của họ và sẵn lòng chi trả mức lương xứng đáng để thu hút “nhân tài” phù hợp.
Mức lương trong ngành Giao thông vận tải thường ở mức cao và ổn định. Ví dụ, một số mức lương cho các vị trí phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:
- Kỹ sư cơ khí: 4.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư xây dựng công trình: 4.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư quản lý dự án: 8.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng.
- Kỹ sư kỹ thuật môi trường: 6.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.
Tuy mức lương này có thể chênh lệch tùy theo năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng cá nhân của từng cá nhân.
Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Lương Cao Không? Lương Tham Khảo Các Vị Trí
Một số ngôi trường đào tạo ngành Giao thông vận tải
Khu vực phía Bắc
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội: là một trường Đại học Công lập thành lập ngày 15/11/1945, chuyên đào tạo các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Những chuyên ngành nổi bật của trường là Khai thác vận tải đường sắt đô thị, Vận tải đường bộ và thành phố,Vận tải – Thương mại quốc tế, Qui hoạch và quản lý GTVT đô thị, Kinh tế vận tải ô tô, Kinh tế vận tải đường sắt.
Đại học Xây dựng Hà Nội: là một trong những trường Đại học công lập về ngành kỹ thuật – xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, thành lập vào năm 1966. Những ngành thế mạnh của trường Công trình biển, Công trình thủy, Cơ khí Xây dựng, Máy Xây dựng, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng, Xây dựng Cầu Đường, Kiến trúc, Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình.
Đại học Bách khoa Hà Nội: là trường Đại học đầu tiên ở trên toàn quốc Việt Nam. Ngôi trường Công lập này được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, đồng thời là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Những ngành tiêu biểu về Giao thông vận tải của Bách khoa gồm: Kinh tế công nghiệp; Quản lý công nghiệp
Đại học Kiến trúc Hà Nội: một trong những trường công lập hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam. Do đó bạn có thể chọn trường này nếu muốn được đào tạo về nhóm ngành Quy hoạch vùng và đô thị.
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: là trường Đại học công lập được nâng cấp từ Trường Cao đẳng giao thông vận tải vào năm 2011, trực thuộc . Trường có đào tạo các chuyên ngành về Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Tổ chức và quản lý vận tải…
Xem thêm: Top Các Trường Đại Học Xét Học Bạ Ở Hà Nội Cập Nhật Mới Nhất
Khu vực phía Nam
Đại học Giao thông vận tải HCM: là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Thế mạnh của trường là đào tạo nhóm ngành vận tải như Điều khiển tàu biển, Xây dựng đường bộ/đường sắt/đường thủy…
Đại học Bách khoa TP.HCM: tương tự như chi nhánh phía Bắc, Đại học Bách khoa TP.HCM cũng là cái tên nổi tiếng cho nhóm ngành Kỹ thuật giao thông vận tải như Kỹ thuật Xây dựng; Công trình giao thông, Công trình thủy; Kỹ thuật Xây dựng Công trình biển; Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng
Đại học Quốc tế TP.HCM: đây là trường Đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời cũng thuộc nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia. Trường đào tạo về kỹ thuật tính toán, đo đạc, khảo sát, thí nghiệm, phân tích tổng hợp số liệu… để phục vụ cho xây dựng công trình.
Đại học Kiến trúc TPHCM: là một trường đại học chuyên ngành với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam, do đó bạn có thể theo chọn trường này nếu muốn làm việc về mảng quản lý và quy hoạch vùng, đô thị.
Xem thêm: Tổng Hợp Học Phí Các Trường Đại Học Công Lập Ở TPHCM
Ngành Giao thông vận tải thi khối nào?
Ngành Giao thông vận tải là ngành kinh tế đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về logic và Toán học nên hầu hết các khối học của ngành này liên quan đến các môn tự nhiên. Cụ thể, để thi vào ngành Giao thông vận tải, bạn có thể chọn một trong các khối thi sau:
-
- Khối A: Toán – Lý – Hóa
- Khối A1: Toán – Lý – Anh
- Khối D: Toán – Văn – Anh
Với sự phát triển của thị trường và nhu cầu di chuyển ngày càng tăng, ngành Giao thông vận tải đang trở thành một trong những ngành có triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, nó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ có đam mê và muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này. Hy vọng sau khi đọc, bạn có thêm kiến thức hữu ích về lĩnh vực ứng dụng cao này, giúp bạn có hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn trong tương lai.
Xem thêm: Ngành Công nghệ thực phẩm học khối nào? Cơ hội việc làm của ngành?